Brainstorm Là Gì? Cách Brainstorm IELTS Speaking & Writing
- Vân Lam
- Blog IELTS
- 06/11/2023
MỤC LỤC
Bạn chưa tìm ra được phương pháp phù hợp để luyện tập và nâng cao band điểm IELTS Speaking và Writing? Brainstorm sẽ là phương pháp dễ áp dụng với tất cả mọi người, giúp bạn rèn luyện cũng như vận dụng trong bài thi để cải thiện điểm Viết và Nói.
Vậy Brainstorm là gì? Luyện tập như thế nào? Hôm nay, WESET sẽ hướng dẫn bạn tất tần tật về phương pháp Brainstorm, chỉ cần thực hành đúng cách, mục tiêu IELTS mà bạn đặt ra sẽ nhanh chóng đạt được.
Brainstorm là gì?
Brainstorm hay còn gọi là brainstorm ideas, được biết đến lần đầu quyển sách Applied Imagination được xuất bản 1953, của Alex Faickney Osborn – cha đẻ của phương pháp Brainstorm. Nếu tách từng từ trong cụm từ này ra ta có thể hiểu “Brain” nghĩa là não, “Storm” nghĩa là bão, cả hai từ khi ghép lại tạo nên hình ảnh cơn bão ý tưởng được hình thành và liên tục nảy ra trong đầu (trong tiếng Việt được gọi là phương pháp động não).
Từ đó, chúng ta có thể hiểu brainstorm là kỹ thuật giúp bạn sáng tạo ra nhiều ý tưởng hơn. Phương pháp này được vận dụng cá nhân hoặc ứng dụng trong các hoạt động đội nhóm – giúp kích thích não bộ sản sinh nhiều ý tưởng, sáng kiến cho một vấn đề để gia tăng hiệu quả công việc, học tập.
Thông thường, phương pháp Brainstorm được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chọn ra một người điều khiển buổi brainstorm và một thư ký để ghi lại ý kiến của những người tham gia.
Bước 2: Công bố vấn đề của buổi brainstorm với mọi người tham gia.
Bước 3: Đặt ra quy tắc mà người tham gia phải tuân theo, một số luật cơ bản như sau:
- Không được phê bình ý kiến của bất kỳ ai, không có ý kiến sai.
- Ý tưởng mới lạ sẽ được khuyến khích.
- Tất cả mọi người đều có quyền nêu ý tưởng.
- Ý tưởng dựa trên ý tưởng của người khác để phát triển vẫn được khuyến khích.
- Quy định thời gian của buổi brainstorm.
Bước 4: Bắt đầu brainstorm, người điều khiển sẽ cho người tham gia lần lượt nêu ra ý tưởng, không ý tưởng nào bị nhận xét cho đến khi kết thúc buổi gặp mặt.
Bước 5: Kết thúc buổi brainstorm, bước đánh giá các câu trả lời được thực hiện theo những lưu ý sau:
- Tập hợp lại những câu trả lời tương tự hoặc trùng lặp về nguyên tắc hoặc nguyên lý
- Loại bỏ ý kiến chưa tốt hoặc chưa phù hợp
- Tập hợp những ý tưởng tốt và thảo luận về câu trả lời chung.
Kỹ thuật brainstorming trong IELTS
Vậy brainstorm là gì trong IELTS? Kỹ thuật brainstorm được áp dụng trong IELTS thế nào?
Không chỉ trả lời 2 câu hỏi trên, WESET tặng bạn thêm tip “cách brainstorm hiệu quả” nên hãy đọc đến cuối bài nhé.
Biết vận dụng phương pháp này đúng cách vào IELTS sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp thu kiến thức, rèn luyện hiệu quả.
Mặt khác kỹ thuật brainstorm vô cùng dễ ứng dụng, kích thích sự sáng tạo cũng như tư duy ngôn ngữ của não bộ, giúp quá trình rèn luyện IELTS không hề nhàm chán, máy móc mà bạn vẫn sẽ đạt được band điểm mà bạn đang từng ngày phấn đấu, chỉ cần bạn thực hành luyện tập đều đặn.
Brainstorm có thể áp dụng đối với Writing và Speaking để nâng cao kỹ năng thông qua quá trình luyện tập. Cụ thể, phương pháp này có thể áp dụng đối với IELTS Speaking Part 2, Part 3 và IELTS Writing Task 2.
-
Writing
Trong phần IELTS Writing Task 2 có 40 phút cho người thi để viết một bài tối thiểu 250 từ về một chủ đề được cho. Ở phần này, bạn phải đưa ra luận điểm và giải thích, lập luận để củng cố cho các luận điểm được thuyết phục.
Với kỹ thuật brainstorm sẽ giúp cho người học quen dần với cách tư duy lập luận, sắp xếp ý tưởng trong quá trình luyện tập. Trong quá trình làm bài, người thi sẽ rút ngắn được quá trình lập luận, sắp xếp thông tin nhanh chóng mà không bị loay hoay, tránh lãng phí thời gian để chọn lọc các, thống nhất các ý đưa vào bài một cách có hệ thống khi làm bài thi, không bị xao nhãng hay lạc đề .
Mặt khác, phương pháp này còn giúp bạn kích thích sự sáng tạo và chủ động chọn lọc được những thông tin tốt để khai thác, đi sâu vào đó để viết hoàn chỉnh dựa trên dàn ý có sẵn mà không bị cạn kiệt ý tưởng.
-
Speaking
Đối với IELTS Speaking, brainstorm giúp bạn nhanh chóng liên kết ý tưởng của mình trong bài nói, tránh lan man. Mặt khác, giúp bạn tự tin hơn trong quá trình trình bày, tránh trường hợp quá hồi hộp mà khiến phần trình bày bị lan man, không sắp xếp được ý để nói.
Cách brainstorm IELTS Speaking
Phần thi IELTS Speaking Part 2 có giới hạn thời gian chuẩn bị cho bài nói. Cách tốt nhất để ứng dụng phương pháp brainstorm vào phần này là viết hết những từ vựng liên quan, ý tưởng của bạn một cách nhanh nhất. Việc thường xuyên luyện tập phương pháp brainstorm sẽ giúp bạn tạo kết nối và phát triển các ý tưởng nhanh hơn khi thực hiện bài thi, cũng như loại bỏ được các ý tưởng không cần thiết nhanh chóng.
IELTS Speaking Part 3 sẽ bao gồm những câu hỏi mang tính chất thảo luận, nên ý kiến cá nhân. Đây là một phần thi lý tưởng để áp dụng phương pháp brainstorm phát huy các mạch ý tưởng liên kết, đồng thời, đối với Speaking Part 3 bạn cần tham khảo các nguồn tài liệu, sách báo, thông tin mỗi ngày là cách để brainstorm hiệu quả hơn khi thực hiện bài thi.
Phương pháp 5W1H
Đây là một sơ đồ quen thuộc đối với bất kỳ ai rèn luyện IELTS Speaking. Để thực hiện phương pháp này bạn cần trả lời 6 câu hỏi: What, Who, Where, When, Why và How.
Đây là một phương pháp hữu hiệu để ứng dụng vào brainstorming, giúp bạn nhanh chóng nghĩ ra các ý tưởng cho bài nói của mình nhưng vẫn đầy đủ và có tính logic cao.
Ví dụ: Describe a person who encouraged you to achieve a goal
- Who: Ai là người mà bạn đang muốn tả
- What: Mục tiêu bạn đang hướng tới là gì?
- Where: Tình huống này diễn ra ở đâu? (người này đã khích lệ, động viên bạn khi bạn đang ở đâu?)
- When: Tình huống này diễn ra khi nào? (người này đã khích lệ, động viên bạn khi nào, trong hoàn cảnh nào?)
- Why: Vì sao bạn lại muốn miêu tả và kể về người này
- How: Sự việc này đã diễn ra như thế nào? Sự việc này đã tác động đến bạn như thế nào?
Kỹ thuật thêm “Supporting character”
Bạn có thể ứng dụng phương pháp 5W1H trong các dạng bài Speaking IELTS Task 2. Tuy nhiên, nếu đề bài không xuất hiện yếu tố con người để bạn trả lời cho câu hỏi “who” thì bạn có thể thêm một “Supporting character” để bổ sung vào thay thế cho “Who”. “Supporting character” được hiểu là một nhân vật bạn có thể nhắc đến trong bài, để tạo nên tính mạch lạc và sinh động cho câu chuyện, tránh gây nhàm chán, thiếu ý tưởng.
Với kỹ thuật này. bạn có thể áp dụng tương tự 5W1H, tuy nhiên bạn hãy bỏ yếu tố “who”
Ví dụ: Describe a famous street market in your city
- Where is it
- What can you buy there
- How do you feel about it?
Khi trong đề bài không có yếu tố con người, bạn có thể thay thế bằng các đối tượng liên quan khác như “con đường đó ở gần một khu vực nổi tiếng nào khác”, “con đường đó tiếp cận nhiều khách du lịch”, “con đường đó mua được những món đồ đặc biệt nào”
Việc brainstorm trước các yếu tố Supporting character sẽ giúp bạn hạn chế việc bí ý tưởng, xử lý linh hoạt phần trình bày của mình hơn, tránh bị rối ý hoặc lan man trong bài trình bày.
Cách brainstorm IELTS Writing Task 2
Như đã thảo luận ở phần trên, brainstorm là một trong những phương pháp phù hợp nhất đề ứng dụng vào IELTS Writing, nếu chỉ điểm sơ qua cách mà brainstorm giúp bạn hình thành tư duy trong writing thì khó mà giúp bạn áp dụng hiệu quả được. Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào từng bước chi tiết cách brainstorm IELTS Writing.
- Quy trình từng bước:
Bước 1: Đọc và phân tích đề bài kỹ lưỡng
Đọc và phân tích đề thật kỹ lưỡng là bước quan trọng giúp người thi triển khai bài đúng hướng. Khi đọc và phân tích đề, bạn cần phải xác định:
- Chủ đề và các từ khóa chính
- Yêu cầu của đề bài
- Dạng đề bài
Ví dụ: Nowadays, many young people are not interested in social and political issues. This could have serious consequences for society. Do you agree or disagree?
- Chủ đề: The lack of interest among young people in social and political issues
- Từ khóa: young people, social and political issues
- Yêu cầu đề bài: Opinion on the current situation that many young people are not interested in social and political issues
- Xác định dạng đề: dạng Argumentative Essay (dạng đề bài tranh luận)
Bước 2: Xác định ý tưởng bạn muốn triển khai
Ở bước này, phương pháp brainstorm sẽ giúp bạn có thể định hướng được bài viết rõ ràng. Cụ thể, bạn cần xác định ý mà bản thân muốn phân tích sâu hơn từ những từ khóa chính bạn tìm được ở bước đầu tiên và sau đó bạn cần xác định hướng triển khai bài viết dựa theo câu hỏi và dạng đề.
Ví dụ: Sau khi hoàn thành bước 1, bạn có thể triển khai 1 trong 2 ý tưởng:
- Đồng ý với quan điểm rằng việc thiếu sự quan tâm của giới trẻ đến các vấn đề xã hội và chính trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
- Không đồng ý với quan điểm rằng việc thiếu sự quan tâm của giới trẻ đến các vấn đề xã hội và chính trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, và rằng có những lợi ích của việc giới trẻ không quan tâm đến các vấn đề này.
Bước 3: Viết ra các ý tưởng bạn nghĩ ra ra giấy
Trước khi thực hiện bước này, bạn cần nhớ rằng “số lượng quan trọng hơn chất lượng”. Cụ thể, bạn sẽ bắt đầu đưa ra các ý tưởng dựa trên các ý tưởng mà bạn đã xác định sẽ triển khai của bước 2.
Ở bước này, bạn cần liệt kê ý tưởng bằng các gạch đầu dòng, bằng tiếng Anh, viết tất cả những ý tưởng mình nghĩ ra, đừng phân tích nhiều về việc ý tưởng đó có khả thi không, ý tưởng có hay hay dở không, việc bạn cần giữ cho mình một mạch suy nghĩ liên tục, không gián đoạn .
Ví dụ:
Dựa trên luận điểm đồng ý:
- Without an interest in social and political issues, young people are less likely to engage in important discussions and debates, which can lead to a less informed society.
- Young people have historically been at the forefront of social and political movements, so a lack of interest can stifle progress and innovation.
- Disinterest in social and political issues can contribute to a lack of civic responsibility and participation, which can harm the functioning of a democracy.
- The ability to critically evaluate and form opinions on social and political issues is a valuable skill that can benefit individuals in both their personal and professional lives.
Dựa trên luận điểm không đồng ý:
- While social and political issues are important, there are many other topics and interests that young people can pursue that can contribute to a healthy and well-rounded society.
- Young people may be more interested in social and political issues that are relevant to their immediate lives, such as environmental concerns or student loan debt, rather than broader issues that may not affect them as directly.
- Disinterest in social and political issues may not necessarily lead to negative consequences, as long as other groups in society remain engaged and active in those areas.
- Young people may be participating in social and political issues in new ways that are not reflected in traditional methods of measurement, such as online activism and social media campaigns.
Bước 4: Chọn lọc các ý tưởng có cùng luận điểm
Sau khi đã viết ra tất cả các ý tưởng của mình ở bước 3, ở bước này bạn cần nhóm các ý tưởng có cùng luận điểm lại và loại bỏ những ý tưởng mang những luận điểm riêng biệt khác. Bởi vì, những ý tưởng có cùng luận điểm sẽ phản ánh được bạn có sự hiểu biết/cách nhìn nhận tương đối rõ ràng về luận điểm đó, từ đó bạn sẽ dễ dàng triển khai, xây dựng bài viết từ những ý tưởng đó dễ dàng hơn mà không tốn nhiều thời gian suy nghĩ và lạc đề.
Ví dụ: Bạn chọn luận điểm “không đồng ý” để triển khai ý tưởng cho bài. Bạn chọn lọc các ý tưởng cùng chung luận điểm bao gồm:
- Without an interest in social and political issues, young people are less likely to engage in important discussions and debates, which can lead to a less informed society.
- Young people have historically been at the forefront of social and political movements, so a lack of interest can stifle progress and innovation.
- The ability to critically evaluate and form opinions on social and political issues is a valuable skill that can benefit individuals in both their personal and professional lives.
Vì 3 ý này đều củng cố chung cho một luận điểm rằng “giới trẻ vẫn có thể đóng góp cho xã hội, chính trị theo một cách mới mẻ, phù hợp với thời đại và cuộc sống của họ”.
Ngoài ra, ý tưởng “Disinterest in social and political issues may not necessarily lead to negative consequences, as long as other groups in society remain engaged and active in those areas.” không cùng chung luận điểm với 3 ý còn lại nên có thể loại bỏ.
Bước 5: Tìm và bổ sung thêm ý tưởng nếu còn thiếu
Ở bước này, bạn cần liên kết các ý tưởng đó với nhau và xem xét các ý tưởng đó đã liên kết tốt chưa, nếu chưa bạn cần bổ sung những gì để tăng tính liên kết, củng cố luận điểm chung giữa các ý tưởng.
Bước 6: Sắp xếp lại các ý tưởng cho logic và nâng cao từ vựng
Đây là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất của quá trình brainstorm, sau khi đã liên kết được cái ý tưởng với luận điểm chính, bạn cần sắp xếp các ý tưởng này lại với một trình tự hợp lý và logic. Sau đó, bạn có thể thay đổi nâng cao từ vựng có tính học thuật hơn cho các ý tưởng chính của mình.
Các kỹ thuật Brainstorm trong IELTS Writing
Reverse Engineer:
Là việc bạn phân tích cấu trúc, chức năng của một đối tượng, để hiểu nguyên lý hoạt động của đối tượng bạn nghiên cứu (tạm gọi là đối tượng A) và xây dựng một đối tượng B dựa trên nguyên lý đó nhưng không sao chép bất kỳ điều gì từ đối tượng nguyên bản.
Ví dụ:
Bước 1: Bạn có thể tìm một số bài IELTS Writing mẫu ở band 8.0 hoặc 9.0 để làm bài mẫu.
Bước 2: Bạn hãy tìm và khai thác những bài này theo các tiêu chí chấm IELTS Writing và tìm các ý tưởng tốt trong bài, ghi chú lại để làm tư liệu luyện tập brainstorm.
Từ 2 bước trên, có thể giúp bạn tự luyện tập brainstorm ngay tại nhà mà không tốn nhiều thời gian, thói quen này sẽ giúp bạn có một lượng kiến thức tốt, tư duy nhạy bén hơn khi thực hiện bài thi Writing thực tế.
5W1H
Tương tự như Speaking IELTS, phương pháp 5W1H bao gồm: What, Where, When, Why và Who, How cũng có thể được ứng dụng trong Writing IELTS để có thể triển khai ý tưởng chặt chẽ hơn, nhanh chóng hơn, khi bạn trả lời được câu hỏi 5W1H từ đề bài, bạn sẽ dễ dàng lấy đó làm tiền để để phát triển bài viết.
Ví dụ:
Đề bài: In some countries, young people are encouraged to work or travel for a year between finishing high school and starting university studies.
Discuss the advantages and disadvantages for young people who decide to do this.
Chúng ta có thể xác định 5W1H từ đề bài như sau:
- Who: giới trẻ
- Why: Nêu ý kiến của bạn vì sao cần gap year/không cần gap year
- Where: Trải nghiệm gap year ở đâu?
- How: Bạn sẽ thực hiện gap year với hình thức nào? Bạn sẽ chuẩn bị cho việc gap year ra sao?
- What: Bạn sẽ trải nghiệm những gì? Bạn sẽ gặp những khó khăn, thuận lợi gì? Bạn sẽ học được gì khi thực hiện gap year
Bạn hãy trả lời nhanh 5 câu hỏi này trước khi bắt tay thực hiện bài Writing của mình để chắc chắn rằng các ý tưởng triển khai được liên kết chặt chẽ và củng cố cho một luận điểm mà không bị lạc đề hay lan man những ý không cần thiết.
Dùng sơ đồ tư duy (mindmap)
Đây cũng là một kỹ thuật bạn có thể ứng dụng đối với brainstorm, việc thực hiện brainstorm bằng một sơ đồ mindmap sẽ giúp bạn nhìn được tổng quan các ý tưởng của mình trong bài viết, tránh việc bỏ sót các ý tưởng, liên kết được các mạch ý tưởng chính, phụ.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đọc đề để hiểu chủ đề chính và lọc từ khóa chính từ câu hỏi
Bước 2: Phân các nhánh chính từ các từ khoá
Bước 3: Phân các nhánh phụ từ các nhánh chính
Bước 4: Tìm sự liên kết giữa các nhánh phụ trong mỗi cụm nhánh chính
Lưu ý khi luyện tập brainstorming trong IELTS
Sau khi brainstorm ý tưởng trong IELTS Speaking Part 2, bạn hãy dành thời gian để sắp xếp các thông tin theo một trình tự nhất định để tạo được tính liên kết logic cho phần bài nói.
Bạn chỉ brainstorm ý tưởng chứ không viết bài: Khi brainstorm bạn chỉ cần viết nhanh các ý tưởng của mình ra, một cách nhanh chóng, tránh viết dài dòng, quá chăm chút cho một ý tưởng sẽ khiến bạn mất thời gian và không đủ thời gian suy nghĩ các ý tưởng khác.
Để brainstorm hiệu quả, bạn cần bổ sung kiến thức xã hội song song trong quá trình rèn luyện, việc này sẽ giúp bạn linh hoạt trong việc nghĩ ra các ý tưởng và lựa chọn ý tưởng phù hợp để tiết kiệm thời gian trong quá trình brainstorm.
Bạn nên luyện tập brainstorm trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ trong 2 phút, bạn hãy viết thật nhanh các ý tưởng mình có thể nghĩ ra, điều này giúp bạn nhanh chóng nghĩ ra được những ý tưởng tốt nhất, tránh lan man và mất quá nhiều thời gian.
Đừng quên kết hợp các kỹ thuật mà WESET đã hướng dẫn trong phần trên trong khi brainstorm để tránh trường hợp bị lạc đề.
Bạn nên viết nhanh chóng các ý tưởng của mình, dù đó là ý tưởng hay hay chưa hay, bạn đừng nên dừng lại chỉnh sửa một ý tưởng quá lâu, mà hãy viết hàng loạt và lọc lại ý tưởng ở bước cuối cùng.
Nâng tầm kỹ năng Brainstorming với khóa IELTS Writing & Speaking tại WESET
Không khó để luyện tập phương pháp Brainstorming đối với Speaking và Writing trong IELTS, cũng như vận dụng phương pháp này để nâng cao band điểm IELTS.
Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu vận dụng phương pháp này sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong việc nghĩ nhanh các ý tưởng và hình thành tư duy liên kết ý tưởng trong thời gian ngắn. Điều bạn cần chính là thời gian rèn luyện, sự kiên nhẫn với phương pháp này.
Để nhanh chóng giúp bạn rèn luyện từ khi bắt đầu đến khi quen thuộc với phương pháp này và vận dụng một cách dễ dàng, các thầy cô tại WESET với band điểm overall từ 7.5 và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm nên các quý thầy cô tại WESET hoàn toàn thấu hiểu và có những phương pháp hữu hiệu giúp học viên khắc phục những khó khăn trong những buổi đầu luyện tập kỹ năng Brainstorm IELTS.
Hãy để WESET giúp bạn chạm tay đến mục tiêu mà mỗi ngày bạn đang hằng phấn đấu với con đường ngắn hơn, ít khó khăn hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một “người bạn” đồng hành, WESET sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Cùng WESET Nâng tầm kỹ năng Brainstorming với khóa IELTS Writing & Speaking