Cách tiếp nhận từ vựng và ghi nhớ với kỹ thuật học tập cho người học tiếng Anh

Học từ vựng tiếng Anh được cho là một việc quan trọng và một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong việc học ngôn ngữ này. Nhưng để học từ vựng thành công thì chúng ta phải làm sao? Mời bạn cùng WESET tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

I. “Vì sao chúng ta gặp khó khăn khi nhớ từ vựng tiếng Anh?”

Trí nhớ của chúng ta là khả năng mã hóa, lưu trữ và nhớ lại thông tin từ bộ não của chúng ta.

Nhưng điều đó thực sự có ý nghĩa như thế nào? WESET sẽ giải thích từng giai đoạn của quá trình này:

Học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

1. Mã hóa (Encoding)

Mã hóa đề cập đến quá trình thông tin được học. Đó là, cách thông tin được lấy, hiểu và thay đổi để hỗ trợ tốt hơn cho việc lưu trữ.

Thông tin thường được mã hóa thông qua một (hoặc nhiều) trong bốn phương pháp sau:

  • Mã hóa hình ảnh – vật đó trông như thế nào (visual encoding – how something looks)

  • Mã hóa âm thanh – âm thanh của một thứ gì đó (acoustic encoding – how something sounds)

  • Mã hóa ngữ nghĩa – vật đó có ý nghĩa là gì (semantic encoding – how something means

  • Mã hóa xúc giác – cảm giác của thứ đó mang lại (tactile encoding – how something feels).

2. Lưu trữ (Storage) 

Lưu trữ đề cập đến cách thức, vị trí, dung lượng và thông tin được mã hóa được lưu giữ trong hệ thống bộ nhớ trong bao lâu. Mô hình phương thức của trí nhớ (lưu trữ) nêu bật sự tồn tại của hai loại trí nhớ:

  • Trí nhớ ngắn hạn

  • Trí nhớ dài hạn.

Thông tin được mã hóa trước tiên được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn và sau đó, nếu cần, sẽ được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn. Thông tin được mã hóa âm thanh chủ yếu được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn và nó chỉ được lưu giữ ở đó thông qua sự lặp lại liên tục (rehearsal).

Thời gian và sự thiếu chú ý có thể khiến thông tin được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn bị lãng quên. Điều này là do trí nhớ ngắn hạn chỉ kéo dài từ 15 đến 30 giây. Ngoài ra, trí nhớ ngắn hạn chỉ lưu trữ từ năm đến chín mục thông tin, với bảy mục là số trung bình.

Tuy nhiên, bộ nhớ dài hạn có dung lượng lưu trữ rất lớn và thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn có thể được lưu trữ ở đó vô thời hạn.

Thông tin được mã hóa theo ngữ nghĩa chủ yếu được lưu trữ trong Bộ nhớ dài hạn; tuy nhiên, bộ nhớ dài hạn cũng lưu trữ thông tin được mã hóa bằng hình ảnh và âm thanh. Một khi thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ dài hạn hoặc bộ nhớ ngắn hạn, các cá nhân cần phải nhớ lại hoặc truy xuất nó để sử dụng thông tin đã lưu trữ.

3. Truy xuất (Retrieval)

Giai đoạn này đề cập đến việc truy cập lại thông tin được lưu trữ trong bộ nhớ.

Có tất cả 2 cách truy xuất thông tin:

  • Nhớ lại (recall): Bạn phải lấy thông tin từ bộ nhớ của bạn (được áp dụng trong làm bài kiểm tra dạng điền vào chỗ trống hoặc bài luận)
  • Recognition (nhận diện): Bạn phải xác định mục tiêu từ các mục tiêu có thể (được áp dụng trong làm bài kiểm tra dạng trắc nghiệm)

Trong 2 cách trên, cách nhớ lại (recall) là cách không có gợi ý nhiều và là cách khó khăn hơn.

Vào cuối thế kỷ 19, nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus tiến hành một thí nghiệm, trong đó ông kiểm tra mức độ ghi nhớ của các cá nhân trong một khoảng thời gian ngày càng dài. Dựa trên kết quả thí nghiệm, ông đã cho ra đời khái niệm được biết đến ngày nay qua tên gọi “Đường cong lãng quên Ebbinghaus”

Mẹo ghi nhớ tiếng Anh

Thông qua nghiên cứu của mình, Ebbinghaus kết luận rằng, người học khi tiếp nhận thông tin mới thì khả năng họ có thể nhớ thông tin đó lên tới 100%. Bên cạnh đó, suy giảm trí nhớ ở một mức độ nào đó là không thể tránh khỏi.

Vậy làm cách nào để giảm phạm vi của sự mất trí nhớ này? Có cần thông qua cách học hay kỹ thuật nào không? Đặc biệt là trong cải thiện cách học từ vựng tránh trường hợp “trước nhớ sau quên”.

II. Phương án cho việc ghi nhớ từ vựng tiếng Anh lâu dài 

1. Hệ thống hóa thông tin từ vựng

  • Tạo bảng và sắp xếp từ vựng học theo nhóm và theo chủ đề

Trong bảng sẽ tạo các cột chứa các thông tin sau:

– Số thứ tự

– Topic (chủ đề)

– Word/ phrase (từ hoặc cụm)

– Form (Dạng từ: danh/động/tính/trạng từ)

– Pronunciation (Phiên âm)

– English meaning (Nghĩa Anh – Anh)

– Vietnamese meaning (Nghĩa tiếng Việt)

– Family words (Từ theo họ hàng)

Collocation

– Example (Ví dụ)

Có thể trình bày giống bảng sau:

Cách học từvựng

  • Liên hệ thông tin đã có với thông tin mới:

– Tưởng tượng, học với hình ảnh

– Ra ví dụ gần gũi với bản thân

– Liên hệ với những vật xung quanh

Một ví dụ cho quá trình trên:

Ex: Righteous (a): morally correct

– Tưởng tượng với hình ảnh

– Ra ví dụ gần gũi với bản thân

I wish my friend … could be a righteous man. He always bullies everyone.

– Liên hệ với những vật xung quanh và với kiến thức đã có

Right (a): đúng (về điều gì đó)

=> Righteous (a): cương trực, ngay thẳng

2. Áp dụng Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition) vào việc học từ vựng 

Tìm hiểu ngay: Spaced Repetition – Phương pháp học lặp lại ngắt quãng

Đây là một phương pháp học yêu cầu sự kiên trì cao và khi áp dụng thành công thì đảm bảo học từ vựng tiếng Anh hiệu quả. Ngoài sự kiên trì thì người học còn cần phải có những mốc học tập ổn định và tuân thủ theo kế hoạch đã lên trước đó. Việc chuẩn bị tài liệu học cũng tốn kha khá thời gian của người học. Cách học này có ưu điểm đó là lộ trình học sẽ linh động theo thói quen sinh hoạt và khả năng học tập của từng người học.

Kết luận: kết hợp hệ thống hóa thông tin từ vựng với áp dụng kỹ thuật học tập từ vựng sẽ lưu trữ thành công vào trí nhớ dài hạn.

3. Luyện tập truy hồi (retrieval practice)

Sau khi từ vựng đã được lưu trữ trong trí nhớ dài hạn, chúng cần được sử dụng và gợi nhớ lại thường xuyên để có thể biến thành từ vựng chủ động (active vocabulary)

Có 2 cách hữu hiệu để truy hồi từ vựng:

  • Viết tự do

  • Mind Map (sơ đồ tư duy)

Thông qua việc truy hồi kiến thức bằng 2 cách trên, não bộ có thể sử dụng triệt để những từ vựng mà có thể dùng trong những kỹ năng đòi hỏi từ vựng chủ động như: SpeakingWriting.

 

Kết luận

Kinh nghiệm học từ vựng tiếng Anh

Thông qua bài viết này, chúng ta đã nắm được các giai đoạn để ghi nhớ từ vựng tiếng Anh và truy hồi chúng nhằm sử dụng một cách chủ động.

Giai đoạn gồm 3 bước sau:

  • Encoding (mã hóa)

  • Storage: (lưu trữ)

  • Retrieval: (truy hồi)

Việc hiểu cách hoạt động của não bộ trong việc ghi nhớ là vô cùng cần thiết cho việc học. Kết hợp áp dụng triệt để những kỹ thuật học tập sẽ giúp tăng hiệu quả học tập. Kết hợp kỹ thuật Spaced Repetition với việc học từ vựng để chuyển thành công thông tin sang trí nhớ dài hạn để từ đó ôn luyện thi cử tích cực.

Có thể bạn quan tâm:

Spaced Repetition – Phương pháp học lặp lại ngắt quãng

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP P.I.E VÀO TWO-PART QUESTIONS TRONG IELTS WRITING TASK 2

PHƯƠNG PHÁP DUY TRÌ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP

ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH MIỄN PHÍ

– Cam kết IELTS đầu ra 6.5+ bằng văn bản

– Đội ngũ giáo viên có điểm IELTS trung bình từ 7.5, có chứng chỉ sư phạm/ TESOL/ CELTA

– Tư vấn và học thử miễn phí

Nhận combo quà và ưu đãi đến 3.000.000đ khi đăng ký khóa học (*)
Đăng ký nhận tin ngay hôm nay
BẠN CÓ MUỐN NHẬN NHỮNG BÀI HỌC TIẾNG ANH MIỄN PHÍ?

Bạn sẽ là người đầu tiên nhận được những bài học và tài liệu học tiếng Anh miễn phí của WESET.

Chúng tôi cam kết sẽ không gửi những nội dung không quan trọng hoặc spam.

Đăng ký: