Ứng dụng phương pháp P.I.E vào Two-part questions trong Writing Task 2

Phần thi IELTS Writing Task 2 luôn là một thử thách khó khăn đối với tất cả các thí sinh đã và đang chuẩn bị tham gia bài thi IELTS, đặc biệt là trong việc hình thành lên một bài luận được lập luận chặt chẽ.

Nắm bắt được nhu cầu giải quyết trở ngại này, bài viết xin được giới thiệu đến bạn đọc phương pháp triển khai đoạn văn trong IELTS Writing Task 2 – phương pháp P.I.E (Point – Illustration – Explanation).

1. Tổng quan về phương pháp P.I.E

1.1. Phương pháp P.I.E là gì?

P.I.E là viết tắt của 3 chữ cái:

  • P (Point – Chủ đề): Đây là câu chủ đề (topic sentence) của đoạn, bao hàm nội dung chính sẽ được phân tích. Point được đưa ra cần liên kết trực tiếp với câu luận điểm (thesis statement) của đoạn văn đó.

  • I (Illustration – Minh hoạ ): Phần đưa ra dẫn chứng, ví dụ minh hoạ cho Point. Đây có thể là một phần trích dẫn từ bất kỳ nguồn nào, một ví dụ cụ thể mang tính khái quát hoặc cá nhân, hay thậm chí là một trường hợp giả định được đưa ra bởi tác giả của bài luận ielts writing task 2

  • E (Explanation – Giải thích): Phần phân tích, giải thích, đưa ra lý do tại sao người viết lại đề cập đến ví dụ minh hoạ (I) trước đó. Mục đích của (E) là xây dựng mối liên kết cho (P) và (I), tạo ra sự nhất quán cho đoạn văn. Đây cũng là phần thường được viết dài nhất trong P.I.E.

Đây là một trong những hướng triển khai đoạn văn phổ biến nhất trong các văn bản học thuật, được sáng tạo bởi Tiến sĩ Anne Marie Hall tại trường Đại học Arizona, đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Phương pháp P.I.E yêu cầu người dùng phải đưa ra phân tích và xây dựng lập luận thật chặt chẽ cho bài viết của mình.

Phương pháp này đã chứng minh được hiệu quả của nó trong việc trợ giúp học sinh gặp khó khăn với việc sắp xếp các ý tưởng trong bài luận của mình. Riêng đối với thi IELTS, P.I.E là một kỹ thuật rất hay để giúp bạn phân tích và viết tốt các dạng bài 2-part questions và discuss both views của Task 2.

1.2. Lưu ý khi sử dụng cấu trúc P.I.E trong bài luận

Một bài luận cần có đủ 3 phần mở bài (introduction), thân bài (body), và kết luận (conclusion) nên thí sinh cần lưu ý rằng, P.I.E chỉ là một phần trong cấu trúc của một bài luận hoàn chỉnh vì nó chỉ được áp dụng trong các đoạn văn thuộc phần thân bài của bài luận.

2. Hướng dẫn chi tiết cách áp dụng phương pháp P.I.E trong IELTS Writing Task 2

Thí sinh áp dụng P.I.E trong IELTS Writing Task 2 theo 4 bước sau:

Bước 1: Đọc/ phân tích đề bài và xác định quan điểm của bản thân, đưa ra luận điểm (Point)

Thí sinh phân tích đề bài theo các tiêu chí sau:

Bước 2: Cung cấp ví dụ minh hoạ cho bài viết (Illustration)

Thí sinh có thể đưa ra ví dụ minh hoạ bằng 3 cách:

  • Cách 1: Đưa ra ví dụ minh hoạ cụ thể từ trải nghiệm cá nhân hoặc từ trong đời sống.

  • Cách 2: Đưa ra trường hợp giả định.

  • Cách 3: Làm rõ luận điểm

Bước 3: Đưa ra giải thích cho luận điểm (Point) và ví dụ (Illustration)

  • Chứng minh mối quan hệ giữa Illustration và Point

  • Chứng minh mối quan hệ của Point với luận điểm của đoạn văn

3. Ví dụ về cách viết dạng bài 2-part questions bằng phương pháp P.I.E

Ví dụ: Phân tích đề bài sau: “In many countries today there are many highly qualified graduates without employment. What factors may have caused this situation and what, in your opinion, can/should be done about it?” (“Ở nhiều nước hiện nay có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp trình độ cao không có việc làm. Những yếu tố nào có thể đã gây ra tình trạng này và theo ý kiến của bạn, có thể / nên làm gì với nó? ”)

Bước 1:

➝ Đây là đề bài thuộc dạng “Cause and Solution” (Nguyên nhân và Giải pháp), thí sinh cần viết 2 đoạn thân bài trong bài luận của mình, đoạn thân bài 1 sẽ là lý do tại sao những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi lại thất nghiệp và thân bài 2 là giải pháp cho vấn đề này.

➝ Để viết đoạn thân bài 1, thí sinh A xác định có 2 lý do chính – đây cũng là 2 Point của đoạn văn, bao gồm:

  • Point 1: Undergraduates tend to be overwhelmed by theoretical knowledge and have no prior practical experiences. (Sinh viên chưa tốt nghiệp có xu hướng bị choáng ngợp bởi kiến thức lý thuyết và không có kinh nghiệm thực tế trước đó.)

  • Point 2: The insufficient career opportunities in most poor countries. (Cơ hội nghề nghiệp không đủ ở hầu hết các nước nghèo.)

Bước 2:

Để minh hoạ cho 2 Point ở trên, thí sinh A sử dụng phương pháp làm rõ luận điểm và đưa ra ví dụ cụ thể để minh hoạ như sau:

  • Illustration 1: A lot of universities only focus on academic subjects and rarely create favorable conditions for students to participate in real-life situations. (Rất nhiều trường đại học chỉ tập trung vào các môn học và hiếm khi tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia vào các tình huống thực tế.)

  • Illustration 2: Most developing countries’ economies have a moderate industrial development pace, there is only a limited need for companies and organizations to recruit more employees. (Hầu hết nền kinh tế của các nước đang phát triển có tốc độ phát triển công nghiệp vừa phải, chỉ có nhu cầu hạn chế là các công ty và tổ chức cần tuyển thêm nhân viên.)

Bước 3:

Thí sinh A đưa ra giải thích cho các Point và Illustration nêu trên:

These factors lead any job-seekers with or without a degree to struggle when finding available vacancies. (Những yếu tố này khiến bất kỳ người tìm việc có hoặc không có bằng cấp nào cũng gặp khó khăn khi tìm các vị trí tuyển dụng.)

Sau khi chỉnh sửa thí sinh A có đoạn văn thân bài 1 hoàn chỉnh như sau:

This phenomenon can be attributed to two major reasons. (Topic sentence) Foremost, undergraduates tend to be overwhelmed by theoretical knowledge and have no prior practical experiences, which leads to their ignorance regarding solving job-related tasks. (Point 1) This happens due to the fact that a lot of universities only focus on academic subjects and rarely create favorable conditions for students to participate in real-life situations. (Illustration 1) Another significant cause is the insufficient career opportunities in most poor countries. (Point 2) Since these countries’ economies have a moderate industrial development pace, there is only a limited need for companies and organizations to recruit more employees. (Illustration 2) These factor lead any job-seekers with or without a degree to struggle when finding available vacancies. (Explanation)

Lời kết

Thông qua bài viết này, WESET hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu được cấu trúc cũng như cách sử dụng của phương pháp P.I.E. Với phương pháp hữu ích này, bài luận của thí sinh sẽ được chặt chẽ và có thể nắm chắc phần điểm tiêu chí Task Response và Coherence & Cohesion.

WESET chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH MIỄN PHÍ

– Cam kết IELTS đầu ra 6.5+ bằng văn bản

– Đội ngũ giáo viên có điểm IELTS trung bình từ 7.5, có chứng chỉ sư phạm/ TESOL/ CELTA

– Tư vấn và học thử miễn phí

Nhận combo quà và ưu đãi đến 3.000.000đ khi đăng ký khóa học (*)
Đăng ký nhận tin ngay hôm nay
BẠN CÓ MUỐN NHẬN NHỮNG BÀI HỌC TIẾNG ANH MIỄN PHÍ?

Bạn sẽ là người đầu tiên nhận được những bài học và tài liệu học tiếng Anh miễn phí của WESET.

Chúng tôi cam kết sẽ không gửi những nội dung không quan trọng hoặc spam.

Đăng ký: