Mẹo học câu điều kiện trong tiếng Anh
- Nguyen Tan Sang
- Blog học tiếng Anh
- 09/12/2017
* Trước khi đi vào chi tiết câu điều kiện thì các bạn nhớ quy tắc sau: Trong tiếng Anh nếu một hành động không thể xảy ra, khó xảy ra (coi như không thể), hành động trái với thực tế thì chúng ta sẽ lùi thì. Lùi thì tức là nếu động từ bình thường đang ở V1 trong bảng động từ bất quy tắc thì chúng ta sẽ chuyển nó sang cột thứ 2 (tiến cột); nếu động từ đang ở V2/ed (cột 2) trong bảng động từ bất quy tắc thì chúng ta sẽ chuyển nó sang cột thứ 3 (tiến cột, V3/ed) và cac bạn lưu ý là trong mệnh đề chia thì V3/ed không đứng một mình được mà phải có trợ động từ HAD đi kèm.
Lùi thì:
– V1 => V2/ed
– V2/ed => HAD + V3/ed.
Ví dụ:
– Nếu ngày mai trơi mưa : hành động có thể xảy ra => không cần lùi thì.
– Nếu tôi có một tỉ đô la : hành động không thể xảy ra => phải lùi thì : If I HAD one billion dollars.
Sau khi đã biết quy tắc trên thì mời các bạn hãy cùng phân tích các loại câu điều kiện nhé.
1. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1
– Là câu điều kiện CÓ THỂ XẢY RA ở hiện tại hoặc tương lai do đó ta KHÔNG CẦN LÙI THÌ, tức là ở hiện tại thì chỉ việc dùng V1.
=> Công thức của câu điều kiện loại 1: IF + S + V1(s/es) + O, S + WILL (CAN, MAY, …) + Vo.
Ví dụ: If it rains, I will buy a rain coat (Nếu trời mưa tôi sẽ mua một chiếc áo mưa, đây là điều kiện có thể xảy ra vì trời có thể mưa).
2. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2
– Là câu điều kiện không thể xảy ra, khó xảy ra (coi như không thể), hành động trái với thực tế ở hiện tại. Do đó theo quy tắc ở trên chúng ta phải lùi thì. Chúng ta chỉ việc lấy công thức của câu điều kiện loại 1 lùi thì động từ và trợ động từ chúng ta sẽ có công thức của câu điều kiện loại 2:
Câu điều kiện loại 1: IF + S + V1(s/es) + O, S + WILL (CAN, MAY, …) + Vo.
Lùi thì: V1(s/es) => V2/ed; Will => Would; Can => Could; May => Might.
=> Công thức câu điều kiện loại 2: IF + S + V2/ed + O, S + WOULD(COULD, MIGHT, …) + Vo.
(Bên vế “if” nếu có động từ “to be” trong câu chúng ta sẽ dùng “were” cho tất cả các ngôi).
Ví dụ câu điều kiện loại 2:
– If I could fly, I would be very happy : Nếu tôi có thể bay => điều kiện không thể xảy ra
– If I were you, I would buy this house: Nếu tôi là bạn => điều kiện không thể xảy ra
– If I won lottery, I would buy a villa : Nếu tôi trúng xổ số => điều kiện khó xảy ra
– If wild animals stay with humans, they could be safe : Nếu động vật hoang dã ở với con người : điều kiện trái với thực tế.
3. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3
– Là câu điều kiện không có thật trong quá khứ do đó theo quy tắc ở đầu bài chúng ta sẽ phải lùi thì. Bình thường trong quá khứ động từ đang ở V2/ed trong bảng động từ bất quy tắc do đó khi lùi thì ta sẽ đưa nó lên V3/ed và thêm HAD vào trước => HAD + V3/ed.
=> Vế trái của câu điều kiện loại 3: IF + S + HAD + V3/ed + O.
Vế phải do WOULD, COULD, MIGHT là các modal verbs không thể lùi được nữa do đó chúng ta sẽ thêm cụm “HAVE + V3/ED” vào sau các modal verbs này => S + WOULD (COULD, MIGHT, …) + HAVE + V3/ED + V.
=> CĐK L3: IF + S + HAD + V3/ED + O, S + WOULD (COULD, MIGHT) + HAVE + V3/ED + O.
Ví dụ:
– If he had come here yesterday, I could have taken him to Đà Lạt : Nếu hôm qua anh ta đến (thực tế hôm qua anh ta không đến).
4. CÂU ĐIỀU KIỆN HỖN HỢP
– Câu điều kiện hỗn hợp là câu điều kiện mà vế trái của câu điều kiện này có thể đi kèm với vế phải của câu điều kiện kia và ngược lại.
Ví dụ: If you had come here yesterday, you wouldn’t regret now.
+ Vế trái: Nếu hôm qua bạn đến, thực tế là hôm qua bạn không đến, do đó chúng ta sẽ dùng câu điều kiện loại 3.
+ Vế trái: Thì bây giờ bạn đã không phải hối hận (thực tế bây giờ đang hối hận, vế này trái với thực tế ở hiện tại do đó chúng ta phải lùi thì). Thấy chữ “NOW” đang ở hiện tại bình thường động từ là V1 nay ta sẽ lùi về V2/3d (WILL NOT => WOULD NOT). Như vậy vế phải là câu điều kiện loại 2. Ví dụ trên là câu điều kiện hỗn hợp kết hợp giữa CĐK loại 3 và 2.
Như vậy để làm được tất cả các loại câu điều kiện chúng ta sẽ xét từng vế của câu điều kiện và xét quy tắc “Nếu một hành động không thể xảy ra, khó xảy ra (coi như không thể), hành động trái với thực tế thì chúng ta sẽ lùi thì”. Đây chính là bản chất của tất cả các loại câu điều kiện.
Có thể bạn quan tâm:
- Can Could May Might: Dùng sao cho đúng ngữ cảnh?