Learning curve (Đường cong học tập): Ứng dụng thực tế trong học tiếng Anh

Lý thuyết đường cong học tập (learning curve) thường được sử dụng để đánh giá tiến bộ cá nhân/ hiệu suất tổ chức trong một thời gian dài. Dựa trên cơ sở này, ta có thể dự đoán thời gian và nỗ lực cần thiết để đạt được một mục tiêu cụ thể – cũng như định hình chiến lược học tập và phát triển phù hợp. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, mô hình có ý nghĩa khá lớn với việc đánh giá hiệu quả của chương trình giảng dạy.

Learning curve là gì?

Đường cong học tập hay đường cong kinh nghiệm (learning curve) là một khái niệm thường được đề cập trong các lĩnh vực giáo dục, tài chính, kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác – nhằm mô tả quá trình học tập hoặc trải nghiệm ban đầu của một cá nhân/ tổ chức khi bắt đầu tham gia vào một hoạt động mới hoặc tiếp nhận một kỹ năng/ kiến thức mới.

Mô hình mô tả mối quan hệ tương quan giữa thời gian/ nỗ lực đầu tư và mức độ hiệu quả/ thành thạo khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Ban đầu, khi bắt đầu, cá nhân/ tổ chức thường gặp khó khăn và đòi hỏi phải học hỏi từ từ. Tuy nhiên, cùng với quá trình thực hành và tích luỹ kinh nghiệm, chúng ta sẽ dần trở nên thành thạo và tiến bộ nhanh hơn. Vì lý do này, biểu đồ thường có hình dạng cong lên và từ từ đạt đến một mức độ ổn định.

Steep learning curve – thể hiện thử thách và khó khăn trong giai đoạn đầu

Nguồn gốc lý thuyết đường cong học tập (learning curve)

Lý thuyết đường cong học tập (learning curve) bắt nguồn từ những quan sát thực tế về quá trình học tập của con người. Vào thế kỷ 19, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng các công nhân thường trở nên làm việc năng suất hơn khi họ có thời gian làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Cụ thể, khi lặp đi lặp lại một nhiệm vụ/ công việc/ vấn đề cụ thể, con người sẽ học được cách hoàn thành nó nhanh hơn – nhờ đó giảm bớt chi phí và nguồn lực bình quân về sau.

Năm 1936, nhà kinh tế học người Anh Theodore Paul Wright đã phát triển mô hình toán học để mô tả mối quan hệ giữa kinh nghiệm và hiệu suất. Nghiên cứu của ông được công bố trong bài báo khoa học “Factors Affecting the Cost of Airplanes“.

Lý thuyết ban đầu được áp dụng để dự đoán hiệu suất sản xuất trong ngành công nghiệp hàng không. Về sau, nó dần được áp dụng rộng rãi vào nhiều ngành nghề đa dạng, bao gồm công nghiệp sản xuất, dịch vụ, giáo dục, v.v…, nhằm phục vụ mục tiêu mô hình hóa quá trình học tập, tiến bộ của cá nhân/ tổ chức.

Công thức đường cong học tập (Learning curve formula)

Đặc điểm đường cong học tập (learning curve)

Mô hình đường cong học tập được đặc trưng bởi một số đặc điểm quan trọng sau đây:

  • Sự chuyển đổi về tỷ lệ hiệu suất/ nguồn lực cần thiết: Yếu tố nổi bật đầu tiên là sự giảm dần của chi phí/ nguồn lực bình quân khi cá nhân/ tổ chức thực hiện một nhiệm vụ/ công việc cụ thể. Ban đầu, hiệu suất thường thấp và chi phí thường cao. Tuy nhiên, cùng với quá trình học tập và trải nghiệm nhiều hơn, hiệu ứng lĩnh hội sẽ góp phần cải thiện hiệu suất và khiến chi phí giảm dần đi. Vì lý do này, learning curve thường có dốc xuống ở phần đầu – và trở nên bằng phẳng hơn ở phần cuối.
  • Phụ thuộc vào ngữ cảnh: Đường cong học tập có thể thay đổi tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể, bao gồm tính chất của công việc, mức độ đầu tư ban đầu, môi trường học tập/ làm việc, cũng như khả năng của cá nhân/ tổ chức liên quan.

Một số yếu tố tác động đến độ dốc của đường cong có thể kể đến như:

  • Tính phức tạp của nhiệm vụ/ nội dung cần nghiên cứu
  • Năng lực lĩnh hội của cá nhân/ tổ chức liên quan
  • Phương pháp đào tạo
  • Sự hỗ trợ từ người hướng dẫn
  • v.v…

Áp dụng đường cong học tập (learning curve) trong học tiếng Anh

Đường cong học tập có thể được áp dụng trong học tiếng Anh để giúp người học hiểu rõ hơn về quá trình tiến bộ theo thời gian – cũng như xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Cụ thể:

  • Người mới bắt đầu/ mất gốc tiếng Anh có thể gặp khó khăn trong việc phát âm các từ/ cụm từ. Tuy nhiên, với sự luyện tập thường xuyên, bạn sẽ dần cải thiện khả năng phát âm của mình.
  • Sau khi vượt qua giai đoạn sơ cấp và chuyển lên trung cấp, bạn có thể gặp khó khăn khi đọc – hiểu các văn bản/ bài nói tiếng Anh phức tạp. Bí quyết nằm ở chỗ thực hành đọc nhiều văn bản và bài phát biểu để qua thời gian nâng cao năng lực và phản xạ não bộ của mình.

Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng lý thuyết trên đây vào quá trình học tiếng Anh:

  • Xác định mục tiêu học tập

Đầu tiên, bạn cần vạch ra rõ ràng lý do cho quá trình học Anh ngữ của mình. Mục tiêu có thể là hoàn thiện một kỹ năng cụ thể (nghe, nói, đọc, viết), lấy chứng chỉ (ví dụ: TOEFL, IELTS), hoặc trở nên giao tiếp tự tin trong các tình huống công việc/ cuộc sống.

  • Theo dõi tiến trình

Bước tiếp theo, hãy ghi chép lại những thay đổi trong suốt tiến trình học tập – bao gồm các thông tin như thời gian học, hình thức hoạt động, số lượng từ vựng đã học, và các kỹ năng đã cải thiện, v.v… Đây sẽ là cơ sở để theo dõi đường cong học tập (learning curve) của bản thân.

  • Xây dựng kế hoạch học tập

Dựa trên mục tiêu đã xác định và đánh giá hiệu suất ban đầu, chúng ta cần đi đến xây dựng một kế hoạch học tập cụ thể. Xác định những phần mục tiêu cần đạt được – bắt đầu từ các đích đến ngắn hạn để tiến dần tới mục tiêu lâu dài.

  • Điều chỉnh kế hoạch học tập

Dựa trên thông tin từ đường curve, điều chỉnh kế hoạch học tập của bạn khi cần thiết. Nếu bạn thấy mình đang tiến bộ chậm hơn hoặc nhanh hơn so với dự đoán ban đầu, hãy điều chỉnh lại mục tiêu và kế hoạch để phản ánh sự thay đổi này.

  • Tìm các phương pháp học tập hiệu quả

Có nhiều phương pháp học tiếng Anh khác nhau, và không phải phương pháp nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Bạn nên thử nghiệm để tìm ra hướng đi nào phù hợp nhất với mình.

Do đặc thù đòi hỏi thời gian luyện tập lâu dài để hình thành phản xạ, người học ngôn ngữ cần không ngừng ôn luyện lại những kiến thức đã học – ngắt quãng theo từng khoảng thời gian cụ thể để hỗ trợ quá trình ghi nhớ và “in vết’. Vì vậy, Spaced Repetition (lặp lãi ngắt quãng) và Active recall (gợi nhớ chủ động) là những phương pháp học rất đáng cân nhắc để có thể đi đường dài.

the forgetting curve đường cong quên lãng

Đường cong lãng quên (forgetting curve) của Hermann Ebbinghaus – liên quan mật thiết đến lý thuyết đường cong học tập (learning curve)

  • Lựa chọn các nguồn học tập chất lượng và phong phú

Bạn nên sử dụng các phương tiện học tập đa dạng, như đọc sách, đọc báo, xem video, podcast, trò chơi, ứng dụng, hoặc khóa học trực tuyến. Nên lưu ý lựa chọn các nguồn học tập phù hợp với trình độ, nhu cầu và sở thích của bạn.

Đọc thêm: 6 web đọc sách tiếng Anh & tải tài liệu miễn phí

  • Giữ động lực

Theo dõi tiến trình học tập qua learning curve là yêu cầu quan trọng giúp bạn duy trì động lực. Nhận thấy bản thân tiến bộ sẽ mang lại nguồn khích lệ tinh thần lớn lao. Trong trường hợp gặp khó khăn hoặc tiến trình chậm, bạn có thể cần nhắc đánh giá lại để xác định các phương thức cải thiện.

Đọc thêm: Phương pháp duy trì động lực học tập

Lời kết

Đường cong học tập (Learning curve) là một lý thuyết hữu ích mà bạn có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả – cũng như tạo động lực cho quá trình học tiếng Anh nói riêng và phát triển bản thân nói chung. Mấu chốt ở đây là bạn phải thực hành thường xuyên trong thời gian dài, cũng như hình thành thói quen kỷ luật bản thân – để biến nó thành thói quen, làm nền tảng cho thay đổi và thành công lâu dài.

Đăng ký nhận bản tin WESET và tham khảo ngay các khóa học của trung tâm – thiết kế theo lộ trình cho người mới bắt đầu đến nâng cao!

Có thể bạn quan tâm:

ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH MIỄN PHÍ

– Cam kết IELTS đầu ra 6.5+ bằng văn bản

– Đội ngũ giáo viên có điểm IELTS trung bình từ 7.5, có chứng chỉ sư phạm/ TESOL/ CELTA

– Tư vấn và học thử miễn phí

Nhận combo quà và ưu đãi đến 3.000.000đ khi đăng ký khóa học (*)
Đăng ký nhận tin ngay hôm nay
BẠN CÓ MUỐN NHẬN NHỮNG BÀI HỌC TIẾNG ANH MIỄN PHÍ?

Bạn sẽ là người đầu tiên nhận được những bài học và tài liệu học tiếng Anh miễn phí của WESET.

Chúng tôi cam kết sẽ không gửi những nội dung không quan trọng hoặc spam.

Đăng ký: