VAK – Bộ ba phương pháp học tiếng Anh hiệu quả

Nếu mối lo của những thế hệ trước là khó tiếp cận, thiếu nguồn thông tin để học tiếng Anh, thì môi trường hội nhập, sự phát triển của thời đại số là điều khiến bạn “bội thực” trước vô vàn những phương pháp học ngoại ngữ. Vậy thì, đâu mới là cách học tiếng Anh hiệu quả dành cho bạn?

 

Theo như nghiên cứu của các chuyên gia về Lập trình Ngôn ngữ Tư duy (NLP) tại Mỹ, não bộ chúng ta tiếp nhận và học hỏi thông qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Chính vì thế, không lâu sau đó, nhà tâm lý học giáo dục Walter Burke Barbe đã dựa trên nghiên cứu này và thiết kế ra một mô hình học tập mang tên VAK (Visual – Auditory – Kinesthetic). 

 

I. Mô hình học tập VAK là gì?

VAK là phương pháp học tập tiếp thu thông tin dựa vào ba giác quan chính: thị giác, thính giác, xúc giác, được tạo ra từ những năm 1920. Cụ thể hơn, VAK là phương pháp học tập thông qua Hình ảnh (Visual) – Âm thanh (Auditory) – Vận động (Kinesthetic). Vậy làm thế nào để bạn có thể vận dụng mô hình này vào việc học ngoại ngữ sao cho hợp lý và hiệu quả?

VAK – BỘ BA PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

Hãy cùng WESET tìm hiểu rõ hơn về phương pháp học tiếng Anh hiệu quả này nhé!

 

1. Visual learning style (phương pháp học qua Hình ảnh)

Các nghiên cứu chỉ rằng  não bộ của mỗi người có thể xử lý các hình ảnh, video nhanh hơn 60,000 lần so với dạng văn bản. Và một số nguồn tài liệu thú vị sau đây có thể giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả hơn:

  • Báo và tạp chí tiếng Anh có nhiều hình ảnh minh họa, cụ thể là: Vogue (Tạp chí chuyên viết về thời trang và phong cách sống); The Economist (Ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế, được thành lập vào năm 1843 bới James Wilson); Billboard (tạp chí chuyên sản xuất tin tức, video, ý kiến, đánh giá, sự kiện và phong cách liên quan đến ngành công nghiệp âm nhạc), v.v; 
  • Các nhóm, trang chủ học tiếng Anh trên Facebook như nhóm EFBS (English Breakfast For Saigon); nhóm Mỗi ngày 5 từ vựng IELTS hay; nhóm Tự học IELTS 8.0; trang Đài Tiếng Anh, v.v; 
  • Ngoài ra, bạn có thể áp dụng sơ đồ tư duy để học tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng theo chủ đề nhằm ghi nhớ dễ dàng hơn.

 

2. Auditory learning style (phương pháp học qua Âm thanh)

Phương pháp này có số lượng người học chiếm xấp xỉ 30% dân số, xếp sau Visual learning style (xấp xỉ 65% dân số). Có rất nhiều hình thức học tiếng Anh với nội dung ở dạng âm thanh giúp bạn lên trình tiếng Anh, cụ thể như:

  • Nghe thật nhiều những nội dung tiếng Anh thông qua Spotify, BBC 6 minutes, Spotlight, và một website khá quen thuộc đối với những bạn học tiếng anh đó là TED talks với hơn 3,000 bài diễn thuyết về nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, ngôn ngữ, tâm lý, kinh tế, v.v;
  • Ghi âm lại những nội dung tiếng Anh bạn cho là quan trọng. Ví dụ như nội dung sắp thi hoặc kiểm tra hay những cuộc thảo luận nhóm có nội dung là tiếng Anh.  

 

3. Kinesthetic learning style (phương pháp học qua Vận động)

Theo số liệu, đây là phương pháp chỉ chiếm xấp xỉ 5% dân số và khá phức tạp hơn so với hai phương pháp còn lại; sự di chuyển và cảm nhận (xúc giác) là hai yếu tố chính tạo nên phương pháp này. Những ai phù hợp với phương pháp này thường sẽ mất tập trung nếu ít hoặc không có tác động từ bên ngoài hay những hoạt động trải nghiệm thực tế. Sau đây là một số lời khuyên dành cho những bạn học tiếng Anh theo phương pháp này:

  • Áp dụng phương pháp quả cà chua Pomodoro. Nhằm không bị mất tập trung khi đang học, hãy dành “một ít” thời gian giải lao để đi dạo, ăn nhẹ, chơi game, v.v. Và bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn rất nhiều;
  • Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ luyện nói tiếng Anh 100% để luyện ngữ điệu, phát âm sao cho đúng và tự nhiên.

Trên thực tế, việc học ngoại ngữ của chúng ta là sự kết hợp hầu như là của cả 3 phương pháp Hình ảnh – Âm thanh – Vận động.

 

II. Những phiên bản khác của VAK:

Ngoài phương pháp VAK, còn có một phiên bản mở rộng khác đó là VARK. Đây là mô hình được tạo ra bởi Neil Fleming (New Zealand) vào năm 1987 và bao gồm 4 phương pháp học thông qua: thị giác, thính giác, đọc/viết và vận động. Trong đó, ngoài ba chữ cái V-A-K giống như phiên bản gốc, thì chữ “R” được thêm vào là viết tắt của Read (Đọc).

Ngoài ra, còn có một phương pháp học khác dựa trên hai mô hình VAK và VARK nêu trên đó là phương pháp học  VAKT: Visual (Hình ảnh) – Auditory (Âm thanh) – Kinesthetic (Vận động) – Tactile (Sờ/ Chạm).

Tóm lại, mỗi người có một phương pháp học tập khác nhau. Vì vậy, muốn đạt hiệu quả học ngoại ngữ tốt nhất thì bạn hãy lựa chọn phương pháp phù hợp trong bộ ba phương pháp VAK ở bên trên để tìm ra được cách thức học tập hiệu quả cho riêng mình. Và cuối cùng, lưu ý rằng “Anh ngữ là sinh ngữ”, vì thế hãy cố gắng luôn luyện tập và áp dụng ngoại ngữ này trong đời sống hằng ngày để ghi nhớ những gì mình học nha!

Cùng WESET English Center loại bỏ trì hoãn nâng trình IELTS của bạn bằng những phương pháp và kiến thức học tiếng Anh bổ ích khác tại đây.

ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH MIỄN PHÍ

– Cam kết IELTS đầu ra 6.5+ bằng văn bản

– Đội ngũ giáo viên có điểm IELTS trung bình từ 7.5, có chứng chỉ sư phạm/ TESOL/ CELTA

– Tư vấn và học thử miễn phí

Nhận combo quà và ưu đãi đến 3.000.000đ khi đăng ký khóa học (*)
Đăng ký nhận tin ngay hôm nay
BẠN CÓ MUỐN NHẬN NHỮNG BÀI HỌC TIẾNG ANH MIỄN PHÍ?

Bạn sẽ là người đầu tiên nhận được những bài học và tài liệu học tiếng Anh miễn phí của WESET.

Chúng tôi cam kết sẽ không gửi những nội dung không quan trọng hoặc spam.

Đăng ký: