Giải đề Writing Task 2 ngày ngày 05/09/2020

Agree/Disagree là dạng bài khá phổ biến trong IELTS Writing Task 2. Dạng đề này thường đưa ra một vấn đề xã hội nổi cộm và yêu cầu bạn bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề, bao gồm đồng ý/không đồng ý hay chỉ đồng ý một phần. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn ôn lại kiến thức về dạng đề Agree/Disagree, cũng như phân tích, giải quyết đề bài cụ thể nhé.

GIẢI ĐỀ IELTS WRITING TASK 2 - DẠNG AGREE/DISAGREE (Đề thi chính thức ngày 05/09/2020)

1. Kiến thức chung

1.1. Dấu hiệu nhận biết dạng đề Agree/Disagree

  • Do you agree or disagree with the above opinion?
  • What is your opinion?
  • Do you agree or disagree?
  • To what extent do you agree or disagree?

1.2. Cách trả lời dạng đề Agree/Disagree

Có 2 cách tiếp cận cho dạng đề này.

– Thiên lệch (one-sided answer): đồng ý/không đồng ý hoàn toàn với vấn đề

– Cân bằng (balance answer): chỉ đồng ý một phần của vấn đề

Ngay sau khi đọc kỹ đề bài, bạn phải xác định được mình đồng ý/không đồng ý hoàn toàn hay chỉ đồng ý một phần của vấn đề. Hãy chọn hướng viết giúp bạn dễ dàng đưa ra lập luận và ví dụ chứng minh một cách mạch lạc và rõ ràng.

Sau khi xác định được hướng viết, bước tiếp theo chính là lập dàn ý chi tiết. Đây là một bước vô cùng quan trọng nhưng nhiều bạn thường bỏ qua. Việc lập dàn ý sẽ giúp bạn sắp xếp, trình bày ý tưởng một cách logic, mạch lạc và đảm bảo không bỏ sót hay quên ý trong quá trình viết bài.

Dưới đây là gợi ý cách lập dàn bài cho 2 cách viết “Thiên lệch”  “Cân bằng”

  • Gợi ý dàn ý chung đối với cách viết Thiên lệch:

A/ Introduction:

✏︎ Câu 1: Paraphrase đề

✏︎ Câu 2: Khẳng định bài viết đồng ý (không đồng ý) với quan điểm trong đề bài

B/ Body:

✏︎ Body 1: Lý do 1 đồng ý (không đồng ý)

✏︎ Body 2: Lý do 2 đồng ý (không đồng ý)

C/ Conclusion: Khẳng định lại quan điểm của mình.
 

  • Gợi ý dàn ý chung đối với cách viết Cân bằng:

A/ Introduction:

✏︎ Câu 1: Paraphrase đề

✏︎ Câu 2: Nêu quan điểm cá nhân: đồng ý 1 phần và cũng có phần không đồng ý 

B/ Body:

✏︎ Body 1: Phân tích ưu điểm (lý do mình đồng ý)

✏︎ Body 2: Phân tích nhược điểm (lý do mình không đồng ý)

C/ Conclusion: Tóm tắt lại quan điểm ở trên

2. Phân tích đề 

Lên ý tưởng:

Lợi ích của việc học nhạc cụ?

  • Cải thiện phản xạ & kỹ năng vận động (health form of entertainment) 
    Chơi nhạc cụ giúp phát triển não bộ và kỹ năng phối hợp vận động. Ví dụ: violin hay piano yêu cầu các động tác từ cả hai tay giúp nâng cao kỹ năng phối hợp.
     
  • Chơi nhạc giúp rèn luyện tính kiên nhẫn và cẩn thận (practice patience and consciousness)
     
  • Chơi nhạc giúp phát triển tư chất và diễn đạt cái tôi (aid cognitive development: improve memory, quicker reflex, logical thinking)
    Những đứa trẻ ít nói, lại không nhiều bạn thì âm nhạc là cách tuyệt vời để diễn đạt tâm trạng và giải phóng cảm xúc.

Có nên ép buộc con cái học nhạc cụ?

  • Nghệ thuật là cảm xúc và phải xuất phát từ niềm yêu thích, ham mê. Vì vậy, sự ép buộc là hoàn toàn không nên.
    (Arts are only enjoyable and worth pursuing when voluntarily chosen. It would not be wise to make any instrument mandatory)

     
  • Tác hại của việc ép buộc:
    (Forcing a single form of creativity can be seen as arbitrary and forceful)
    + Mất đi niềm vui, thậm chí còn chuyển thành stress: áp lực luyện tập để ấp ứng những kỳ vọng của thị trường và chính cha mẹ.
    + Lãng phí tiền của và là nguồn cơn của nhiều bất hoà trong gia đình. 

Kết luận:

Chơi nhạc mang lại lợi ích và niềm vui, nên các bậc phụ huynh cần cân nhắc để việc học nhạc cụ thể hiện đúng tinh thần, quan trọng nhất là con trẻ vui thích, tự nguyện, chứ ép thì hại vô cùng.

(Although learners of an instrument enjoy a wide range of advantages, these cannot simply be imposed on the young)

3. Bài mẫu & từ vựng

GIẢI ĐỀ IELTS WRITING TASK 2 - DẠNG AGREE/DISAGREE (Đề thi chính thức ngày 05/09/2020)

Từ vựng

GIẢI ĐỀ IELTS WRITING TASK 2 - DẠNG AGREE/DISAGREE (Đề thi chính thức ngày 05/09/2020)

GIẢI ĐỀ IELTS WRITING TASK 2 - DẠNG AGREE/DISAGREE (Đề thi chính thức ngày 05/09/2020)

 

Tham khảo thêm bài mẫu tại: https://weset.edu.vn/blog/bai-hoc-moi-ngay/