Giải mã dạng bài Matching Headings – Chủ đề Tâm lý học (Psychology)
- Vân Lam
- Blog học tiếng Anh
- 27/07/2022
MỤC LỤC
Matching headings là một dạng câu hỏi khó nhằn trong Reading IELTS.
Matching headings về chủ đề tâm lý học (psychology)…lại càng khiến sĩ tử IELTS mất ăn mất ngủ!!
Nắm bắt điều đó, hôm nay team WESET sẽ đưa ra cách tiếp cận dạng này từ một bài đọc mẫu chủ đề psychology đính kèm phía bên dưới.
Bật mí là cuối bài sẽ có phần tổng hợp các lưu ý khi làm dạng matching headings nhé!
MỞ ĐẦU
Dẫn dụ: Trực giác / Đoán mò (intuition) có hiệu quả hơn quyết định logic không? Tại sao?
Link bài đọc: tinyurl.com/ydg9fhfb
Lưu ý Bài viết được chia sẻ trên tinh thần đọc vì tri thức (đọc hiểu), sau đó là nâng cao kỹ năng (đọc để thi).
Vì vậy, bài viết sẽ diễn giải nội dung Reading (Đọc hiểu) và đồng thời phân tích cấu trúc chung của bài và từng đoạn (Đọc để thi), tạo tự tin cho các sĩ tử chinh phục matching headings.
———————————————————
Câu hỏi thường gặp – Frequently asked questions (FAQ)
- Vấn đề với dạng bài này?
- Yêu cầu của dạng Matching headings: Các đoạn đọc (paragraphs) cần tìm chủ đề đúng (nằm trong headings)
- Khi đối phó Matching headings, bạn đọc hay bị rối và khó nhìn ra cấu trúc cả đoạn (Topic sentence – Explain – Example) / cả bài. (Intro – Transition – Details – Conclusion).
- Tips làm bài?
- Muốn nhìn ra nội dung cả đoạn: Trong lúc đọc, cần tìm mối liên hệ giữa các câu, xem tác giả lập luận điều gì.
=> Bài viết sẽ dẫn các bạn đi tìm mối liên hệ, và đưa một cấu trúc bài đọc điển hình.
“ĐỌC HIỂU” KHÁC GÌ VỚI “ĐỌC ĐỂ ĐI THI”?
- Đọc hiểu dễ lọc ý chính hơn, vì:
Trong dạng matching headings, headings sẽ paraphrase (thuật lại ý nghĩa) topic sentence của từng đoạn.
Nhưng topic sentence không phải luôn dễ xác định (có thể nằm ở đầu, giữa hay cuối đoạn). Thậm chí, một số heading sai có thể thuật lại và tóm tắt ý của vài câu trong đoạn chứ không chỉ riêng topic sentence.
=> Đọc hiểu tránh được sự máy móc khi tìm topic sentence.
=> Đọc hiểu cũng tránh được việc chọn heading sai chủ thể của đoạn.
BÀI ĐỌC: Why risks can go wrong
Human intuition is a bad guide to handling risk
GIẢI ĐÁP
Đoạn A:
Đây là mở bài (Introduction) và tác giả muốn đặt ra câu hỏi:
How to make “better future decisions” without “intuition”?
(các từ khóa câu topic và conclusion được in đậm)
Giải thích:
- Nếu như đoạn này chưa được làm mẫu, vẫn có thể chọn heading X (The need for more effective [adj] risk assessment [noun])
= Nhu cầu đánh giá [noun] rủi ro hiệu quả [adj] hơn)
- Chọn X vì ta hiểu topic sentence (nằm cuối đoạn) có ý nghĩa: Chắc chắn có nhiều cách tốt hơn là dùng “trực giác” [n]
(…”there must be …. better way than … intuition [n]”…)
Đoạn B:
Là đoạn chuyển tiếp (transition) sang phần còn lại của bài;
Đoạn này kể sơ lược về:
- Topic sentence: Daniel Kahneman hứng thú về việc con người không thể quyết định logic
[interested in….people’s inability….logical decisions]
- Diễn giải: Lúc đầu, ý tưởng áp dụng tâm lý học vào kinh tế khá kì lạ [adj]
[…first started work….the idea…seen as rather bizarre [adj]
- Diễn giải: Năm 2002, ông đoạt giải Nobel vì công trình này
[in 2002,…shared a Nobel prize…for his work]
=> Vì vậy chọn heading VI, vì nó có ý nghĩa:…successful approach [n] to the study of decision-making
(sự tiếp cận [n] thành công về nghiên cứu việc đưa quyết định).
Đoạn C:
Mỗi đoạn C, D,… sẽ mô tả khía cạnh khác nhau của vấn đề chính (decision-making)
Đoạn C nói về khía cạnh đầu tiên – “over-optimism” (sự lạc quan quá mức).
- Câu đầu – topic sentence – giới thiệu vấn đề;
- 3 câu tiếp theo – định nghĩa – over-optimism là gì
- Câu 5 và 6 – chỉ ra đặc điểm over-optimism
[“phần lớn” là “nỗ lực” [n] “vô ích” [adj]
[optimism… Most of the time….wasted [adj] effort [n]
- Những câu còn lại – phân loại over-optimism
[“phóng đại” [1], “đánh giá cao” [2], “quên so sánh” [3]
[first,…exaggerate [1]…second,…overestimate [2]…third….forgot to judge…against [3]
Nếu như đoạn này chưa được làm mẫu, có thể dễ dàng chọn heading XI vì nó paraphrase lại cụm “over-optimism”.
(“Underestimating” the difficulties ahead – “đánh giá thấp” khó khăn)
Đoạn D:
Giới thiệu về “anchor effect” (ấn tượng đầu tiên)
– 3 câu đầu: giới thiệu và định nghĩa nó là gì
– lần đầu khi được giới thiệu, nó sẽ bám sâu
[initial meeting…once…mentioned…..hold over the human mind]
– Câu 4 và 5 cho ví dụ những trường hợp diễn ra “anchor effect”
– giá tiền khởi điểm
[asking price…for example]
– câu cuối chỉ ra hậu quả tiêu cực
[“it may lead to a terrible mistake”].
=> Vì vậy chọn heading IX
(The power of the first number – sức mạnh con số đầu tiên)
Đoạn E:
Đoạn này giới thiệu về “stubborness” (sự cứng đầu)
Câu đầu là topic sentence, nếu bạn hiểu từ stubborn thì có thể chọn ngay heading III
(The difficulty of changing your mind – khó khăn khi đổi ý).
Nếu không, có thể dựa vào câu 2 vì câu này giải thích kĩ hơn stubbornness là gì.
Câu 3 và 4 là ví dụ thực tế
Câu 5 là bài học rút ra.
Đoạn F:
Câu đầu là topic sentence, nói về
“đặt nặng” [noun] sự “quen thuộc” (tự thấy và tự làm rồi);
[emphasis [noun]…things….seen….experienced….themselves]
Câu số 2 là ví dụ;
Câu số 3 & 4 nhắc đến ví dụ xu hướng quen thuộc trong tài chính
[information…close at hands]
Câu 5 là bài học rút ra – giảm thiểu rủi ro sẽ “tốt hơn nhiều”
[much better off….spreading their risk….]
Tình huống đặc biệt:
Câu 3 & 4 ví dụ về đầu tư
=> Nguy cơ dính bẫy, chọn đáp án VII
(The danger of trusting a global market – nguy cơ tin tưởng thị trường quốc tế),
Tuy nhiên – đây không phải chủ thể chính (“sự quen thuộc”) mà là một ví dụ.
Đồng thời, trong heading có “sự tiêu cực” (danger) nhưng trong ví dụ thì:
“Đa dạng hóa là điều tốt cho hồ sơ”
(“diversification is good for their portfolio”).
Vậy, ta nên chọn VIII
(Reluctance [n] to go beyond the familiar – ngại ngùng [n] tiến xa khỏi điều quen thuộc)
Đoạn G:
Câu đầu – topic sentence
(Về việc người ta thường chú trọng vào quyết định nhỏ hơn là những quyết định lớn.)
Câu số 2 là bài học rút ra
Câu 3 là ví dụ.
Từ đó chọn heading i vì nó paraphrase lại topic sentence khá rõ.
(Not identifying [v] the correct priorities [n] – không xác định [v] đúng những ưu tiên [n])
Đoạn H:
Câu đầu – topic sentence, nói về việc tiếc nuối chuyện đã rồi và việc đó có hại như thế nào.
Câu 2 là ví dụ.
Tips: Nếu như biết được nghĩa của cụm “crying over spilled milk” (tiếc nuối chuyện đã rồi)
=> có thể chọn ngay heading IV (Why looking back is unhelpful) vì nó paraphrase và tóm tắt ý topic sentence.
Nếu như chưa biết nghĩa cụm đó, có thể dựa vào ví dụ ở câu 2 để đoán nghĩa
=> Chọn heading IV
[…chasing [v] the returns [n] on shares they wish they had bought earlier” ]
(theo dõi [v] lãi [n] của các cổ phiếu họ ước họ đã mua trước đó)
– đây là ví dụ của việc “look back”; “far too frequently” (quá thường xuyên).
Đoạn I:
Câu đầu: topic sentence
(Nhận ra [v] một số doanh nghiệp đối phó [v] với rủi ro tốt hơn DN khác [n])
[…reckon [v]…businesses…better than others…dealing [v] with risk]
Câu 2 nói “Pharmaceutical companies” take risks tốt;
Câu 3 & 4 nói “banks” take risks không tốt;
Câu 5 & 6 nói “governments” take risks không tốt.
=> Nếu như câu này yêu cầu heading, đáp án có thể là “ Good and bad risks takers”.
—————————————–KẾT THÚC———————————
7 bài học rút ra:
- Xác định được topic sentence
= có thể tìm heading nào paraphrase gần nghĩa nhất;
- Topic sentence thường ở đầu hoặc cuối đoạn
(không nhất thiết là câu đầu tiên hoặc cuối cùng).
- Nếu không xác định được topic sentence hoặc xác định được nhưng không hiểu nghĩa?
=> Đọc ví dụ để xem đoạn này nói về vấn đề gì
(như đoạn D, E, F, G, H)
Nếu có nhiều ví dụ? => Tìm đặc điểm chung của các ví dụ đó
(như đoạn F hoặc I);
- Khi gặp một thuật ngữ hay một cụm từ lạ?
Thường sẽ có ít nhất một câu/vế giải thích rõ hơn về thuật ngữ hay cụm từ đó
(như “anchor effect” – đoạn D hay “stubborness” – đoạn E);
- Cấu trúc thường thấy của một đoạn (paragraph) về một vấn đề nào đó sẽ là:
Khái niệm mới sẽ được giải thích/định nghĩa, sau đó đưa ra ví dụ, phản biện,…;
- Lưu ý:
Xác định chủ thể CHÍNH của từng đoạn để tránh chọn nhầm heading mang nội dung của chỉ một khía cạnh/một ví dụ trong đoạn (như trong đoạn F);
- Câu dài + nhiều thông tin ?
=> hãy cố tóm gọn lại (như 3 ví dụ ở đoạn I).
Đừng nên dịch ra và cố hiểu từng chi tiết mà hãy suy nghĩ xem:
câu này / ví dụ này đặt ở đây bổ sung gì cho luận điểm của tác giả.
_Trí Uyên_